Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
81081

Phổ biến Bộ Luật dân sự (sửa đổi) năm 2015 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Ngày 04/07/2023 10:31:00

UBND phường Hải Lĩnh giới thiệu tới nhân dân và quý vị một số nội dung cơ bản củaPhổ biến Bộ Luật dân sự (sửa đổi) năm 2015 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

1. Bộ Luật Dân sự sửa đổi (BLDS năm 2015): gồm 27 chương, 689 điều có hiệu lực ngày 01/01/2017, Bộ Luật dân sự làluật chungđiều chỉnh các quan hệ dân sự; các luật khác điều chỉnh quan hệ trong các lĩnh vực dân sự cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản (tại Điều 3) của pháp luật dân sự; trường hợp luật khác có liên quan không có quy định hoặc có quy định nhưng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 được áp dụng.

Luật dân sự là ngành Luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập giữa các chủ thể khi tham gia vào hệ đó.

Điều chỉnh các nhóm quan hệ:

+ Quan hệ tài sản, quyền sở hữu

+ Nghĩa vụ và hợp đồng;

+ Thừa kế;

+ Quyền sử dụng đất;

+ Quan hệ sở hữu trí tuệ và cấp giấy CN sở hữu trí tuệ, trong các chế định này tôi xin phép phân tích rõ chế định phân chia di sản thừa kế, đây là nội dung được nhân dân quan tâm, sát với đời sống thực tiễn nhân sân trên địa bàn.

Tôi xin trao đổi về chế đinh thừa kế:

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã chết.

Về người thừa kế:

Người thừa kế gồm có người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật. Theo đó người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.

Di sản thừa kế:

Theo quy định tại Điều 612 di sản bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. (Điều 105).

Vậy quyền tài sản đã nằm trong khái niệm tài sản. Di sản còn bao gồm cả các quyền tài sản như: quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ, quyền thừa kế giá trị, quyền sử dụng nhà thuê của nhà nước. Mặt khác, di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ của người chết. Do vậy, trong trường hợp người có tài sản để lại còn có cả nghĩa vụ về tài sản, thì thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh tóan bằng tài sản của người chết. Phần còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế và được chia theo di chúc hay quy định của pháp luật.

Thời hiệu yêu cầu chia di sản

-Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

- Đối với trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữutài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản

+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữutài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản

Thời hiệuxác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có 9 chương, 133 điều, được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nguyên tác cơ bản, các quy định tiến bộ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đồng thời sửa đổi những bất cập, hạn chế của Luật cũ và bổ sung quy định mới để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh phù hợp với quá trình thay đổi của đời sống xã hội.

Phần lớn gia đình là được hình thành từ quan hệ nhân, Gia đình là nền tảng của xã hội, nơi nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai của Đất nước, nơi gìn giữ và phát triển các nét đặc sắc văn hóa, truyền thống của Dân tộc ta. Vì thế, Hôn nhân và Gia đình có vai trò đặc biệt to lớn đối với xã hội và đối với Nhà nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của Hôn nhân và Gia đình Luật Hôn nhân và Gia đình ra đời từ năm 1959, sớm hơn nhiều so với Luật Đất đai và cả Bộ Luật Dân Sự cùng nhiều luật khác.

LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014 có những điểm mới cơ bản so với trước đây, cụ thể như sau:

Thứ nhất về nâng độ tuổi kết hôn: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối nữ và với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Sở dĩ có việc thay đổi này là vì nếu quy định tuổi kết hôn của nữ là vừa bước qua tuổi 18 như trước đây là không thống nhất với Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế một số quyền của người nữ khi xác lập các giao dịch như quyền yêu cầu ly hôn thì phải có người đại diện.

Thứ 2, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 không cấm kết hôn đồng giới nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân đồng giới, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" nhưng quy định cụ thể "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính". Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Đây là sự nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hình xã hội hiện nay.

Thứ 3, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cho phép mang thai hộ: chính thức thừa nhận và cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo, song phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. Theo đó, các cặp vợ chồng vì lý do nào đó không thể tự sinh con có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện, gồm: Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Luật được thông qua dựa trên nguyên tắc "người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng để ngăn ngừa tình trạng thương mại hóa việc mang thai hộ". Theo đó, người được nhờ mang thai hộ phải có đủ 5 điều kiện: Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng và đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ chính đáng của các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Thứ 4, theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 công việc nội trợđược coi như lao độngcó thu nhập. Điểm mới đáng lưu ý trong luật sửa đổi lần này là những quy định về giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. Luật đã quy định rõ công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập.

Thứ 5, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định tài sản của vợ chồng:

Khi kết hôn:Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Luật Hôn nhân và gia đình trước đây quy định chưa rõ ràng về chế độ sở hữu của vợ chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng,chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai, còn các tài sản khác như chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp thì chưa được đề cập tới, gây khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể: Việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn. Quy định này sẽ làm giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng trong tình hình hiện nay.

Thứ bảy, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn, bổ sung thêm các đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn. Theo đó, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì từ ngày 1-1-2015, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng.

Thứ tám, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ đối với con khi ly hôn: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Quy định trước đây "về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác" được thay bằng "con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

(Uỷ ban nhân dân phường Hải Lĩnh)

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ HÒA GIẢI CƠ SỞ- SỐ 12:

UBND phường có quyết định công nhận tổ hòa giải ở các thôn, tổ hòa giải hoạt động theo quy định Luật hòa giải năm 2013.
Các nguyên tác hoạt động hòa giải cơ sở:

Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau: Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải; vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính; mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở (Điều5)
Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác; khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác; phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở; tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Thành phần tổ hòa giải : 2 bên có tranh chấp, bên có quyền và nghĩa vụ liên quan, TV tổ hòa giải theo quyết định, có thể mời 2 người trong dòng họ, làng xóm có uy tín, kinh nghiệm và hiểu rõ về sự việc tham gia hòa giải.

Quyền các bên tranh chấp: Yêu cầu hòa giải, chọn địa điểm thực hiện hòa giải ( địa điểm phải đảm bảo cơ sở vật chật, an ninh trật tự…).

Nghĩa vụ các bên: Thông tin chính xác sự việc, cung cấp giấy tờ, chứng cứ khi có yêu cầu.

4: Thủ tục hành chính giải quyết công tác hộ tịch - chứng thực:

Quy định chứng thực chữ ký, công chứng các giấy tờ hộ tịch:

Ngày 16/02/1015, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (sau đây gọi chung là Nghị định số 23/2015/NĐ-CP), Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 10/4/2015 và thay thế Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ; Nghị định số 04/2012/NĐ-CP; Điều 4 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP; các quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP. So với các Nghị định nêu trên, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP có một số điểm mới cơ bản sau đây:

1. Về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực (Điều 5):
1.1. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính:
- Việc phân định thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính giữa Phòng Tư pháp và UBND phường được căn cứ vào cơ quan cấp giấy tờ, văn bản. Theo đó, Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 1); UBND cấp xã thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 2 ).
- Để bảo đảm triển khai thi hành Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP (khoản 4) đã quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của Công chứng viên trong việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tương đương thẩm quyền của Phòng Tư pháp, trừ việc công chứng bản dịch phải được thực hiện theo quy định của Luật công chứng.
1.2. Thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản:
Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực như nhau, không phân biệt ngôn ngữ của giấy tờ văn bản (điểm b khoản 1, điểm b khoản 2).
1.3. Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch:
- Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản như nhau, không giới hạn về giá trị của tài sản (điểm d khoản 1, điểm c khoản 2).
- Việc chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 (điểm đ khoản 2). Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp tục thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở tại đô thị theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005 cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2015 (khoản 2 Điều 47).
2. Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao(Điều 6):
Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính (khoản 1).
3. Về thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực(Điều 7):
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Một số trường hợp được kéo dài thời hạn quy định cụ thể tại Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
7. Việc chứng thực bản sao từ bản chính:
- Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính (Điều 19).
- Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại (khoản 1 Điều 20).
- Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp (khoản 2 Điều 20).
- Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao (Điều 22):
+ Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
+ Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
+ Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
+ Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
+ Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
+ Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Số: 04/2020/TT-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HỘ TỊCH VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2015/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT HỘ TỊCH

Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Điều 6. Nội dung khai sinh
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Điều 9. Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh
Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:

1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ.

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Mục 2. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN

Điều 12. Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

1. Trường hợp người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây, thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh. Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.

2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.

4. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn, thì người yêu cầu không phải đáp ứng điều kiện kết hôn; trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ mục đích sử dụng, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn. Số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu.
Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục mua bán nhà, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn.

Mục 3. ĐĂNG KÝ KHAI TỬ, ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON

Điều 13. Đăng ký khai tử
Việc đăng ký khai tử được thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương II Luật hộ tịch và hướng dẫn sau đây:

1. Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.

2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.

Điều 15. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con

1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Lưu ý: Đối với trường hợp chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn, bên nam nữ không đủ điều kiện đăng ký kết hôn nhưng đã có con với nhau thì con sinh ra vẫn được khai sinh, đống thời bên nam nữ làm thủ tục nhận cha mẹ con và trong giấy khai sinh của trẻ có đủ cả cha và mẹ.

Điều 16. Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

4. Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

Phổ biến Bộ Luật dân sự (sửa đổi) năm 2015 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Đăng lúc: 04/07/2023 10:31:00 (GMT+7)

UBND phường Hải Lĩnh giới thiệu tới nhân dân và quý vị một số nội dung cơ bản củaPhổ biến Bộ Luật dân sự (sửa đổi) năm 2015 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

1. Bộ Luật Dân sự sửa đổi (BLDS năm 2015): gồm 27 chương, 689 điều có hiệu lực ngày 01/01/2017, Bộ Luật dân sự làluật chungđiều chỉnh các quan hệ dân sự; các luật khác điều chỉnh quan hệ trong các lĩnh vực dân sự cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản (tại Điều 3) của pháp luật dân sự; trường hợp luật khác có liên quan không có quy định hoặc có quy định nhưng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 được áp dụng.

Luật dân sự là ngành Luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập giữa các chủ thể khi tham gia vào hệ đó.

Điều chỉnh các nhóm quan hệ:

+ Quan hệ tài sản, quyền sở hữu

+ Nghĩa vụ và hợp đồng;

+ Thừa kế;

+ Quyền sử dụng đất;

+ Quan hệ sở hữu trí tuệ và cấp giấy CN sở hữu trí tuệ, trong các chế định này tôi xin phép phân tích rõ chế định phân chia di sản thừa kế, đây là nội dung được nhân dân quan tâm, sát với đời sống thực tiễn nhân sân trên địa bàn.

Tôi xin trao đổi về chế đinh thừa kế:

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã chết.

Về người thừa kế:

Người thừa kế gồm có người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật. Theo đó người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.

Di sản thừa kế:

Theo quy định tại Điều 612 di sản bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. (Điều 105).

Vậy quyền tài sản đã nằm trong khái niệm tài sản. Di sản còn bao gồm cả các quyền tài sản như: quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ, quyền thừa kế giá trị, quyền sử dụng nhà thuê của nhà nước. Mặt khác, di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ của người chết. Do vậy, trong trường hợp người có tài sản để lại còn có cả nghĩa vụ về tài sản, thì thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh tóan bằng tài sản của người chết. Phần còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế và được chia theo di chúc hay quy định của pháp luật.

Thời hiệu yêu cầu chia di sản

-Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

- Đối với trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữutài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản

+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữutài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản

Thời hiệuxác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có 9 chương, 133 điều, được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nguyên tác cơ bản, các quy định tiến bộ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đồng thời sửa đổi những bất cập, hạn chế của Luật cũ và bổ sung quy định mới để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh phù hợp với quá trình thay đổi của đời sống xã hội.

Phần lớn gia đình là được hình thành từ quan hệ nhân, Gia đình là nền tảng của xã hội, nơi nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai của Đất nước, nơi gìn giữ và phát triển các nét đặc sắc văn hóa, truyền thống của Dân tộc ta. Vì thế, Hôn nhân và Gia đình có vai trò đặc biệt to lớn đối với xã hội và đối với Nhà nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của Hôn nhân và Gia đình Luật Hôn nhân và Gia đình ra đời từ năm 1959, sớm hơn nhiều so với Luật Đất đai và cả Bộ Luật Dân Sự cùng nhiều luật khác.

LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014 có những điểm mới cơ bản so với trước đây, cụ thể như sau:

Thứ nhất về nâng độ tuổi kết hôn: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối nữ và với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Sở dĩ có việc thay đổi này là vì nếu quy định tuổi kết hôn của nữ là vừa bước qua tuổi 18 như trước đây là không thống nhất với Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế một số quyền của người nữ khi xác lập các giao dịch như quyền yêu cầu ly hôn thì phải có người đại diện.

Thứ 2, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 không cấm kết hôn đồng giới nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân đồng giới, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" nhưng quy định cụ thể "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính". Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Đây là sự nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hình xã hội hiện nay.

Thứ 3, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cho phép mang thai hộ: chính thức thừa nhận và cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo, song phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. Theo đó, các cặp vợ chồng vì lý do nào đó không thể tự sinh con có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện, gồm: Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Luật được thông qua dựa trên nguyên tắc "người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng để ngăn ngừa tình trạng thương mại hóa việc mang thai hộ". Theo đó, người được nhờ mang thai hộ phải có đủ 5 điều kiện: Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng và đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ chính đáng của các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Thứ 4, theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 công việc nội trợđược coi như lao độngcó thu nhập. Điểm mới đáng lưu ý trong luật sửa đổi lần này là những quy định về giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. Luật đã quy định rõ công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập.

Thứ 5, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định tài sản của vợ chồng:

Khi kết hôn:Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Luật Hôn nhân và gia đình trước đây quy định chưa rõ ràng về chế độ sở hữu của vợ chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng,chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai, còn các tài sản khác như chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp thì chưa được đề cập tới, gây khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể: Việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn. Quy định này sẽ làm giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng trong tình hình hiện nay.

Thứ bảy, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn, bổ sung thêm các đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn. Theo đó, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì từ ngày 1-1-2015, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng.

Thứ tám, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ đối với con khi ly hôn: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Quy định trước đây "về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác" được thay bằng "con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

(Uỷ ban nhân dân phường Hải Lĩnh)

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ HÒA GIẢI CƠ SỞ- SỐ 12:

UBND phường có quyết định công nhận tổ hòa giải ở các thôn, tổ hòa giải hoạt động theo quy định Luật hòa giải năm 2013.
Các nguyên tác hoạt động hòa giải cơ sở:

Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau: Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải; vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính; mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở (Điều5)
Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác; khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác; phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở; tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Thành phần tổ hòa giải : 2 bên có tranh chấp, bên có quyền và nghĩa vụ liên quan, TV tổ hòa giải theo quyết định, có thể mời 2 người trong dòng họ, làng xóm có uy tín, kinh nghiệm và hiểu rõ về sự việc tham gia hòa giải.

Quyền các bên tranh chấp: Yêu cầu hòa giải, chọn địa điểm thực hiện hòa giải ( địa điểm phải đảm bảo cơ sở vật chật, an ninh trật tự…).

Nghĩa vụ các bên: Thông tin chính xác sự việc, cung cấp giấy tờ, chứng cứ khi có yêu cầu.

4: Thủ tục hành chính giải quyết công tác hộ tịch - chứng thực:

Quy định chứng thực chữ ký, công chứng các giấy tờ hộ tịch:

Ngày 16/02/1015, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (sau đây gọi chung là Nghị định số 23/2015/NĐ-CP), Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 10/4/2015 và thay thế Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ; Nghị định số 04/2012/NĐ-CP; Điều 4 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP; các quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP. So với các Nghị định nêu trên, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP có một số điểm mới cơ bản sau đây:

1. Về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực (Điều 5):
1.1. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính:
- Việc phân định thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính giữa Phòng Tư pháp và UBND phường được căn cứ vào cơ quan cấp giấy tờ, văn bản. Theo đó, Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 1); UBND cấp xã thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 2 ).
- Để bảo đảm triển khai thi hành Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP (khoản 4) đã quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của Công chứng viên trong việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tương đương thẩm quyền của Phòng Tư pháp, trừ việc công chứng bản dịch phải được thực hiện theo quy định của Luật công chứng.
1.2. Thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản:
Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực như nhau, không phân biệt ngôn ngữ của giấy tờ văn bản (điểm b khoản 1, điểm b khoản 2).
1.3. Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch:
- Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản như nhau, không giới hạn về giá trị của tài sản (điểm d khoản 1, điểm c khoản 2).
- Việc chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 (điểm đ khoản 2). Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp tục thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở tại đô thị theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005 cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2015 (khoản 2 Điều 47).
2. Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao(Điều 6):
Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính (khoản 1).
3. Về thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực(Điều 7):
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Một số trường hợp được kéo dài thời hạn quy định cụ thể tại Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
7. Việc chứng thực bản sao từ bản chính:
- Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính (Điều 19).
- Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại (khoản 1 Điều 20).
- Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp (khoản 2 Điều 20).
- Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao (Điều 22):
+ Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
+ Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
+ Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
+ Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
+ Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
+ Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Số: 04/2020/TT-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HỘ TỊCH VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2015/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT HỘ TỊCH

Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Điều 6. Nội dung khai sinh
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Điều 9. Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh
Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:

1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ.

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Mục 2. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN

Điều 12. Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

1. Trường hợp người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây, thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh. Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.

2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.

4. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn, thì người yêu cầu không phải đáp ứng điều kiện kết hôn; trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ mục đích sử dụng, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn. Số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu.
Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục mua bán nhà, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn.

Mục 3. ĐĂNG KÝ KHAI TỬ, ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON

Điều 13. Đăng ký khai tử
Việc đăng ký khai tử được thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương II Luật hộ tịch và hướng dẫn sau đây:

1. Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.

2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.

Điều 15. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con

1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Lưu ý: Đối với trường hợp chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn, bên nam nữ không đủ điều kiện đăng ký kết hôn nhưng đã có con với nhau thì con sinh ra vẫn được khai sinh, đống thời bên nam nữ làm thủ tục nhận cha mẹ con và trong giấy khai sinh của trẻ có đủ cả cha và mẹ.

Điều 16. Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

4. Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC